Một cái đích và hai lộ trình phát triển năng lượng xanh

Hàn Quốc chi "khủng" để xử lý ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện
Tháng Mười Hai 28, 2016
Năm 2016 điện mặt trời đã rẻ hơn ‘điện truyền thống’
Tháng Mười Hai 29, 2016

Nguồn: hanoitv.vn

\r\n

Thứ ba, ngày 27/12/2016

\r\n

\r\n

Tuy ủng hộ năng lượng tái tạo giảm biến đổi khí hậu, bối cảnh khác biệt đưa Việt Nam và Campuchia đến hai hướng đi phát triển “điện xanh”.

\r\n

Nhà máy điện gió Bạc Liêu tạo thêm sinh kế cho dân địa phương.

\r\n

\r\n

Từ cam kết quốc tế đến chính sách khuyến khích

\r\n

Việt Nam và Campuchia đều có tiềm năng sản xuất điện, từ các nguồn NLTT khác nhau. Theo các kịch bản phát triển năng lượng đối với mỗi nước của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), hai quốc gia có thể sản xuất từ 80-100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Việc chuyển đổi năng lượng trên được dự báo là khả thi kỹ thuật và có lợi cho kinh tế.

\r\n

Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động tiêu cực đến Việt Nam và Campuchia. Nhiều năm qua, chính phủ hai nước khẳng định năng lượng tái tạo là một giải pháp hiệu quả giảm thiểu BĐKH. Ngày 18/11, Việt Nam và Campuchia  đã tham gia một thoả thuận quốc tế hướng đến sử dụng 100% NLTT vào năm 2050, tại Diễn đàn Tổn thương Khí hậu. Một hoạt động bên lề của Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 22).

\r\n

Lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm theo năng lượng xanh, tại các diễn đàn trong và ngoài nước. Trong buổi làm việc với đại diện nhóm các quốc gia ủng hộ cải cách chính sách, trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch của châu Âu. Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam đang tạo điều kiện thúc đẩy NLTT. “Từ nay đến năm 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ rất lớn”.

\r\n

Vì vậy, Chính phủ đang xem xét, cân đối giữa NLTT và năng lượng hóa thạch,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói. “Trên thực tế, Chính phủ đang có nhiều hành động tích cực như vận hành thử nghiệm 2 dự án điện gió. Triển khai xây dựng thử nghiệm nhà máy điện mặt trời;,tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào NLTT…”.

\r\n

\r\n

Việt Nam dự kiến phát triển NLTT từ gió, biomas và mặt trời (theo tỷ lệ %) từ năm 2020-2030, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

\r\n

Đến nay, Việt Nam đã có 2 chính sách tạo cơ sở pháp lý phát triển NLTT – Quyết định số 2068/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển NLTT của VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (tháng 11/2015) và Quyết định số 428/QĐ-TTg về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (còn gọi là Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

\r\n

Bộ Môi trường Campuchia cũng tuyên bố lạc quan về tương lai NLTT ở xứ sở của đền Angkor Wat. “”Đây là thời điểm đặc biệt tốt cho Campuchia để thúc đẩy mục tiêu và học cách thích hợp với các công nghệ tiên tiến trong việc đa dạng nguồn điện”, ông Kheiv Mot, Thứ trưởng Bộ Môi trường Campuchia, khẳng định với báo chí vào tháng 1/2016. Giữa tháng 11, Bộ trưởng Bộ Môi trường Say Sam Al ký thoả thuận tham gia Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế.

\r\n

Trước đó, nước láng giềng của Việt Nam có 2 quyết định liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến NLTT. Trong Chiến lược vuông góc giai đoạn 3 (RSIII) (ban hành năm 2013), Chính phủ ưu tiên “mở rộng sản xuất điện có chi phí thấp và công nghệ cao, đặc biệt từ các nguồn năng lượng mới và sạch, ….” Kế hoạch Phát triển Chiến lược Quốc gia (NSDP) giai đoạn 2014-2018 khuyến khích “khu vực tư tham gia đầu tư bền vững vào các dịch vụ cung cấp điện cho nông thôn, đặc biệt, sử dụng các công nghệ mới và NLTT để thực hiện chính sách điện khí hoá nông thôn”.

\r\n

Con đường dài từ chính sách đến thực tế

\r\n

VN hiện xuất khẩu điện sang Campuchia (gần 1.267 triệu kWh điện vào năm 2014) và lượng điện xuất khẩu đang giảm, theo báo cáo của Cơ quan Điện lực Campuchia (EDC). VN dự kiến sẽ là nước nhập khẩu điện vào năm 2020.

\r\n

Tuy ủng hộ năng lượng tái tạo nhưng lượng điện tiêu thụ của hai nước đang phụ thuộc vào thuỷ điện lớn và than. Xu hướng trên dự kiến tiếp tụ
c đến năm 2030. Đến nay, tỷ trọng điện mặt trời, gió và sinh khối của Campuchia và Việt Nam trong bức tranh năng lượng của mỗi nước đều dưới 1%.

\r\n

Việt Nam và Campuchia có tính toán riêng thúc đẩy “điện xanh” theo thực tế. Việt Nam hiện có giá điện thấp (7,58 US cent/kWh) và tỉ lệ điện khí hoá nông thôn cao (gần 100%) so với các nước Đông Nam Á, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ngược lại, Campuchia có giá điện cao (20 US cent/kWh) và tỉ lệ điện khí hoá nông thôn thấp (hơn 66%), theo Cơ quan Điện lực Campuchia (EDC). Vì vậy, khi Việt Nam đặt lộ trình tăng giá điện và tăng lượng điện năng lượng tái tạo, Campuchia ưu tiên giảm giá điện  và tăng tỷ lệ điện khí hoá nông thôn.

\r\n

\r\n

Bức tranh năng lượng của Việt Nam và Campuchia vào năm 2015, dựa trên báo cáo của EVN và EDC.

\r\n

Việt Nam đã có biểu giá điện ưu đãi  cho điện gió. Do muốn hút thêm đầu tư, Bộ Công thương đang trình Thủ tướng đề xuất nâng giá điện gió và xây dựng giá điện mặt trời. Dự kiến, sẽ công bố vào năm 2017, theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Bộ Công thương (MOIT) tại Hội thảo năng lượng gió Việt Nam (1/12). Trong khi đó, Campuchia chưa có kế hoạch lập biểu giá điện ưu đãi, theo ông Toch Savanna, Giám đốc Cục Công nghệ Năng lượng, Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng Campuchia.

\r\n

Tuy nhiên, hai nước đều chưa có chính sách công tơ điện hai chiều dù các nhà đầu tư tích cực vận động. Nhiều người ủng hộ NLTT cho rằng công tơ điện hai chiều và biểu giá điện ưu đãi là hai cơ chế không thể thiếu để phát triển “điện xanh”. 

\r\n

“Ở Campuchia, tôi muốn kết nối với lưới điện mini. Thứ hai, cho phép thảo luận về công tơ điện hai chiều. Chính phủ không cần trả tiền cho tôi. Họ ban hành chính sách để tôi bán điện vào lưới và giảm chi phí năng lượng hàng tháng,” ông Daniel Pacheco, Giám đốc Điều hành của công ty NRG Solutions (trụ sở chính tại Phnom Penh) kiến nghị. “Bước cuối cùng là công tơ điện hai chiều, tôi nghĩ điều đó không thực tế với Camuchia. Nhiều công ty đã đến và yêu cầu điều đó.”

\r\n

Các nhà đầu tư nội và ngoại từ chối bình luận về chính sách phát triển NLTT hiện nay tại VN.

\r\n

Ông Daniel Pacheco, Giám đốc điều hành của NRG Solutions giới thiệu hệ thống điện mặt trời cung cấp điện cho máy tính, đèn và quạt.

\r\n

Nam giới dẫn dắt sự phát triển

\r\n

Thị trường NLTT của hai nước đang nằm trong tay nam giới khi đa phần lãnh đạo Chính phủ cũng như các công ty đầu tư đều là đàn ông.

\r\n

Đơn cử, ở VN như Bộ trưởng MONRE Trần Hồng Hà, Bộ trưởng MOIT Trần Tuấn Anh, Chủ tịch EVN Dương Quảng Thành, Tổng Giám đốc Công ty Công Lý Tô Hoài Dân (chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Bạc Liêu) ….

\r\n

Ở Campuchia, như Bộ trưởng Bộ Mỏ & Năng lượng Suy Sem, Bộ trưởng Môi trường Say Samal, Chủ tịch EDC Tun Lean….

\r\n

Tuy được đánh giá có tiềm năng điện gió, đến nay, Campuchia chưa chính thức sản xuất điện gió công suất lớn. Tổ chức Đối tác Chiến lược Mekong cho biết nước này nỗ lực xây dựng một nhà máy ở tỉnh Sihanoukville (nơi có nhiều bãi biển đẹp) nhưng do vấn đề kỹ thuật nên chưa phát điện.

\r\n

Hầu hết các dự án NLTT lớn của hai nước đều có sự góp vốn quan trọng của các nhà đầu tư ngoại. Ví dụ, Nhà máy điện gió Bạc Liêu có công suất 99MW nhận nguồn vốn vay hàng tỷ USD của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Eximbank). Nhà máy điện gió Phú Lạc có công suất 24MW nhận tài trợ 35 triệu EUR của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW). Nhà máy sản xuất máy phát điện gió của Tập đoàn GE (Mỹ) ở Hải Phòng có vốn đầu tư 100 triệu USD. Mới đây, GE cho biết đã hợp tác với MRP, công ty chuyên xây dựng các nhà máy năng lượng, đầu tư 1,5 tỉ USD để khởi công 1 nhà máy điện gió (có công suất 1.000 MW) tại VN, vào năm 2018.

\r\n

Thống kê của Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cho biết, hiện cả nước có khoảng 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước mới bắt đầu xúc tiến lập các dự án điện mặt trời công suất 20 MW đến trên 300 MW tại một số địa phương.

\r\n

Tương tự, thị trường điện mặt trời của Campuchia chịu sự chi phối lớn của các dự án tài
trợ nước ngoài, ngay từ giai đoạn thử nghiệm, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA). Ngân hàng Thế giới tài trợ lắp đặt 12.000 hệ thống điện mặt trời công suất 30W và 50W ở  nông thôn. Các dự án điện mặt trời khác do nhiều tổ chức quốc tế đầu tư như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)…

\r\n

Thuý Bình

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »