Lo ngại ô nhiễm môi trường từ các nhà máy Nhiệt điện than

Ứng dụng công nghệ điện mặt trời nối lưới tại Hải Phòng
Tháng Mười Hai 29, 2016
Bệnh mới nổi do biến đổi khí hậu
Tháng Mười Hai 31, 2016

Thứ sáu, ngày 30/12/2016

\r\n

Ô nhiễm không khí chính là 1 tác hại ghê gớm của than.

\r\n

Quá trình đốt cháy than cho sản xuất tạo ra khí gây hiệu ứng nhà kính và các chất ô nhiễm độc hại khác; bao gồm carbon dioxide, các hợp chất thủy ngân, lưu huỳnh dioxit và nitơ oxit. Môi trường xung quanh đang ngày càng trở nên ô nhiễm từ nhiều hoạt động của con người. Than đá là 1 phần trong đó.

\r\n

\r\n\r\n

(Ảnh minh họa)

\r\n

Tác hại to lớn của than đến môi trường và người sử dụng

\r\n

Do trong than có khí độc SO2, NO2, CO…). Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh. Toàn những thành phần hoạt chất độc hại vô cùng. Khí thoát ra khi đốt than tổ ong thường gồm: CO, CO2, SO2,.. trong đó có CO (cacbon oxit ) là chất khí rất độc. Khí này lại không màu, không mùi, nên cơ thể không nhận biết được nó. Khi hít phải khí này thì CO sẽ tạo liên kết phức với Hemoglobin (Hb); làm cho Hb không mang được oxi tới các tế bào dẫn đến não thiếu oxi. Triệu trứng đầu tiên là cơ chế ngất dần và lịm hẳn khi không có người cứu giúp kịp thời.

\r\n

Tháng 11 vừa qua tại Hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” – do Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) tổ chức. Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia năng lượng & nhiệt học. Đã khẳng định “không đánh đổi môi trường lấy nhiệt than”.

\r\n

Không đơn thuần khi các dư luận báo chí & diễn đàn Quốc Hội nghi ngại về tác động của các nhà máy nhiệt than gây ra biến đổi khí hậu nước ta. Trong khi, người dân ĐBSCL đang kêu khóc do khói bụi của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải gây ra. Nhà máy nhiệt điện than được xây dựng cập mé biển ấp Mù U, xã Dân Thành, Tx. Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh.

\r\n

Ống khói nhà máy nhiệt điện Trà Vinh – (Nguồn: internet)

\r\n

Ông Trần Anh Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh băn khoăn, lượng tro, xỉ ngày càng nhiều nhưng dùng vào việc gì vẫn chưa có phương án cụ thể. “Đoàn kiểm tra liên ngành cho rằng, xỉ than này không thể sử dụng vào việc gì. Vừa qua có 4 doanh nghiệp trình bày quy trình công nghệ sản xuất gạch nung từ tro xỉ, nhưng cả 4 doanh nghiệp chỉ muốn sử dụng tro bay, tỷ lệ tro xỉ chỉ chiếm từ 4-5%”, ông Dũng ái ngại.

\r\n

Đáng chú ý hơn là nhà máy nhiệt điện Duyên Hải cũng giống như Formosa, đặt hệ thống xử lý ngầm ra biển. Có thể nói tâm can người dân ĐBSCL như bị thiêu đốt, hiểm họa môi trường kèm theo các dịch bệnh đang treo lơ lửng trên đầu. Bà con không thể yên tâm, nhất là khi nhiều nhà máy sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ không thật sự tiên tiến do Trung Quốc cung ứng. Tình trạng ô nhiễm không khí & nguồn nước đang hiện hữu.

\r\n

Một tỉnh khác ven sông Hậu là tỉnh Bạc Liêu, lại vừa xin Chính Phủ bỏ quy hoạch nhà máy nhiệt điện. Sắp tới đây, rất có thể tỉnh Long An cũng sẽ chính thức gửi văn bản trình Thủ Tướng Chính Phủ, xin hủy bỏ quy hoạch nhà máy nhiệt điện. 

\r\n

Nên hay không việc tiếp tục quy hoạch các nhà máy nhiệt điện!

\r\n

Hãng Yonhap ngày 26.12 dẫn nguồn từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa tin nước này sẽ đóng cửa 10 nhà máy nhiệt điện than từ nay đến năm 2025 nhằm cắt giảm khí thải nhà kính và bụi siêu mịn. Đây là lần đầu tiên Hàn Quốc quyết định đóng cửa nhà máy nhiệt điện than nhằm bảo vệ môi trường với mục tiêu giảm lượng chất thải ô nhiễm từ 174.000 tấn trong năm 2015 xuống còn 48.000 tấn vào năm 2030. 

\r\n

Tổng thống Pháp Francois Hollande mới đây tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện đốt than vào năm 2023. “Chúng ta cần cân bằng lượng khí thải các bon vào năm 2050”, Tổng thống Hollande cho biết, đồng thời tuyên bố Pháp sẽ không sử dụng than làm nhiên liệu chính trong vòng 6-7 năm nữa.

\r\n

Cần có một nguồn năng lượng xanh, sạch thay thế.

\r\n

Việt Nam đang có lợi thế rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo phân bổ rộng rãi trên khắp cả nước. Cụ thể, với gần 3.400 km bờ biển và vận tốc gió trung bình 6 m/s, tiềm năng về năng lượng gió của Việt Nam ước tính sẽ đạt khoảng 500 đến 1.000 kWh/m2 mỗi năm. Bên cạnh đó, còn có nguồn năng lượng mặt trời với lượng bức xạ nắng trung bình 5kWh/m2/ngày trên khắp cả nước. Với công nghệ tiên tiến, các nhà máy đốt rác tạo điện, giúp một phần xử lý rác thải, vấn đề nhức nhối của các cấp lãnh đạo hiện nay.

\r\n

Thư Dương

\r\n

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »