Nên có cơ chế đột phá để phát triển được điện mặt trời, điện gió, điện nước tại Việt Nam.

tau-thu-gom-rac
Tàu thu gom rác EFINOR
Tháng Bảy 10, 2018
dien-gio-tay-nguyen
Tây Nguyên đón những chiếc turbine đầu tiên cho dự án điện gió sau khi chúng về đến Việt Nam hồi tháng 5
Tháng Bảy 11, 2018

Nên có cơ chế đột phá để phát triển được điện mặt trời, điện gió, điện nước tại Việt Nam.

Vẫn còn rất nhiều thách thức tại Việt Nam  mặc dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển điện gió, điện mặt trời, điện nước do những vấn đề khuất mắt từ cơ chế.

Điện năng lượng mặt trời

Điện mặt trời

Những khó khăn trong phát triển điện gió, điện mặt trời, điện nước

Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt định hướng và mục tiêu phát triển các nguồn điện từ NLTT ( thông tin theo Cục Điện lực và NLTT  trực thuộc Bộ Công Thương) cụ trể trong đó có điện mặt trời và điện gió.

Cụ thể, theo Quyết định số 428/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030 và Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016 – 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng sản lượng điện gió, mặt trời các năm trong giai đoạn từ 2018 – 2020 chiếm tỷ lệ lần lượt khoảng 0,42%; 0,53% và 1,1% so với sản lượng điện toàn hệ thống. Đồng thời, theo quy định tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió và Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, giá điện gió, mặt trời lần lượt bằng 109,4% và 131,1% giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh).

Hiện tại do các vấn đề về kỹ thuật, cơ sở hạn tần và cơ chế nên việc phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió,… gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó là những thách thức lớn khác. Một lý do dễ thấy đó chính là các nguồn điện năng lượng tái tạo thường phân tán và không sản sinh điện liên tục do phụ thuộc vào thời tiết vì vậy mà kém linh hoạt. Đông thời để vận hành cần lắp đặt các hệ thống lưu trữ kết hợp với công xuât lớn hoặc sử dụng trên lưới điện truyền thống; Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

Ngoài những lý do kể trên, lưới điện quốc gia trong quá khứ được xây dựng quy hoạch chưa tính đến việc tích hợp ccác nguồn năng lượng tái tạo này dẫn đến ko đảm bảo hấp thu được toàn bộ lượng điện sản sinh trong tương lai. Gây quá tải lưới điện cục bộ. Thêm vào đó do giá bán điện năng lượng tái tạo đang cao hơn loại điện truyền thống nên ngành điện phải bù lổ và  truong tương lai sẽ bù lỗ nhiều hơn.

Để phát triển điện năng lượng tái ( điện mặt trời, điện gió, điện nước) cần có những giải pháp đầu tư hợp lý

Đầu tiên, phải có sự quy hoạch phát triển và  có kế hoạch đầu tư thật sự hợp lý, đồng bộ giữa nguồn điện, nguồn cung cấp điện, nguồn lưu trữ và lưới điện;  đồng thời có sự tính toán kỹ, cân nhắc kỹ các phương án đấu nối cho thật sự phù hơpk, các  giải pháp về kỹ thuật, vận hành nhằm đảm bảo lưới điện, hệ thống điện có thể hấp thụ được toàn bộ điện từ điện mặt trời, điện gió,…

 

Đồng thời, khuyến khích lắp đặt các hệ thống lưu trữ điện, đặc biệt đối với điện mặt trời.. Ngoài ra, đảm bảo dự phòng hợp lý điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện) điều khiển, huy động kịp thời, kết hợp với việc áp dụng, có trang bị đầy đủ công nghệ tự động điều khiển cho các tổ máy.

Ở Việt Nam iện nay, các dự án nguồn điện NLTT, đặc biệt là điện mặt trời nối lưới đang được phát triển tập trung tại một số địa phương có tiềm năng lớn như khu vực miền Trung, Nam Trung bộ, Tây Nam bộ và Tây Nguyên với quy mô lớn và tiến độ xây dựng, đi vào vận hành nhanh.

Hiện nay ở các khu vực có thời gian nắng trong ngày lớn tại Miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam bộ đang phát triển các dự án điện mặt trời đủ các quy mô với tốc độ nhanh chóng.

Sản phẩm của chúng tôi: https://aeec.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »